THÀNH PHẦN TRONG MỘT VẮT MÌ KHÔ GÓI
Thành phần chủ yếu trong 1 vắt mì là tinh bột mì (lúa mì), dầu ăn và màu vàng từ bột nghệ tươi. Bên cạnh đó là muối, chất điều vị, bột trứng, chất tạo xốp, chất chống oxy hóa,…
Thời hạn sử dụng của mì gói tương đối dài, khoảng 6 tháng. Đó là nhờ công nghệ sấy hoặc chiên giúp vắt mì khô và kéo dài thời hạn bảo quản:
– Chiên: Mì được chiên với dầu ăn ở nhiệt độ 160 – 165 độ C trong vòng 2.5 phút, tạo độ ẩm chỉ nhỏ hơn 3%.
– Sấy: Mì được sấy bằng nhiệt gió ở 70 – 80 độ C trong thời gian 30 phút, tạo độ ẩm nhỏ hơn 10%.
THÀNH PHẦN GÓI GIA VỊ MÌ KHÔ GÓI
Gói gia vị là nguyên liệu chính giúp làm nên hương vị riêng và sức hấp dẫn của mì gói. Thiếu 1 trong số chúng, mì sẽ giảm hẳn về “sức lôi cuốn”.
– Gói bột soup gồm: Muối, tiêu, bột ngọt, đường, bột tôm, ớt.
– Gói dầu gồm: Ớt, tỏi, rau om, hành.
– Gói rau sấy: Tôm, trứng, bắp, thịt, hành, rau,…
Trong chúng còn là chất điều vị, chiết xuất nấm men, màu thực phẩm, hương tổng hợp, chất bảo quản,…
Chúng là sự tổng hòa các loại hương vị mà nếu bỏ đi hoặc dùng thay thế bằng gia vị nêm nếm khác, hương vị tô mì sau khi chế biến sẽ không còn “chuẩn ngon”.
CÁCH CHẾ BIẾN MÌ AN TOÀN, KHOA HỌC
– Bước 1: Đun sôi nước cùng mì tôm. Bước này là bước bạn trần qua mì tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Bạn hãy, đợi khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.
– Bước 2: Tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi đổ phần mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mì khô, bạn có thể bỏ nước mì đi và trộn mì với các gói gia vị như bình thường.
– Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì.
Reviews
There are no reviews yet.